“Qua sự việc tôi cảm thấy rất hối hận và muốn gửi lời xin lỗi đến gia đình học sinh, xin lỗi các ban ngành vì bản thân đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục của nhà trường và hình ảnh của toàn thành phố”.
Cô Trang cũng xin một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 9/5 cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 2A8, Trường Tiểu học Quán Toan) bị phụ huynh phản ánh về hành vi đánh vào vùng thái dương, vụt thâm tím vào chân học sinh H.G.Đ trong giờ kiểm tra.
Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, ông Dương Đình Ổn đã có quyết định đình chỉ công tác 6 tháng, không bố trí cho nữ giáo viên này chủ nhiệm trong một năm kể từ ngày 9/5.
Tuy nhiên, phía gia đình cháu bé vẫn chưa đồng tình với hình thức xử lý nói trên. Phụ huynh cho rằng việc làm của cô Trang đã đe dọa đến tinh thần và gây tổn thương sức khỏe trầm trọng đến học sinh, cần xử lý nghiêm trước pháp luật.
Sáng ngày 16/5, chị Như Anh - phụ huynh em Đ- đã cung cấp cho VietNamNet clip dài 11 phút ghi lại hình ảnh cô giáo Trang đánh đập nhiều học sinh trong đó có con mình.
Đoạn clip ghi lại việc ở Trường Tiểu học Quán Toan (quận Hồng Bàng, Hải Phòng). Trong đó, cô giáo trên đã tát liên tiếp vào mặt, vào đầu và dùng thước đánh em Đ cùng một số học sinh, trong đó có hai học sinh nam đã khóc rất to ngay trong lớp học.
Clip được trích xuất từ camera của lớp học trong buổi kiểm tra học kỳ II của lớp 2A7 sáng ngày 8/5 vừa qua.
Cô Nguyễn Thu Trang nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp quận.
" alt=""/>Cô giáo đánh học sinh nhập viện ở Hải Phòng vừa khóc vừa nói lời xin lỗiXây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân là một trong những nhiệm vụ Bộ Công an được giao chủ trì, tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Đề cập đến sự cần thiết của việc xây dựng và ban hành Nghị định này, Chính phủ chỉ rõ là đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Cùng với đó, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với khâu xử lý dữ liệu cá nhân.
Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân còn là tiền đề quan trọng để nghiên cứu, xây dựng thành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo các chuyên gia, tình trạng dữ liệu cá nhân của người dùng bị mua bán, lộ lọt diễn ra phổ biến trên mạng trong khi nhiều hành vi vi phạm pháp luật còn thiếu quy định xử lý cho thấy tính cấp thiết của việc cần có quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Riêng trong năm ngoái, đã có hàng chục triệu dữ liệu người dùng Việt Nam bị rao bán công khai. Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia công ty NCS nhận định, cần nghiêm túc quan tâm và bảo vệ chặt chẽ thông tin người dùng.
Các chuyên gia bảo mật khuyến nghị, để hạn chế tình trạng lộ lọt thông tin, cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Trong đó, cơ quan quản lý tăng cường thanh kiểm tra, giám sát, xử phạt. Chủ quản của các hệ thống thông tin có lưu trữ dữ liệu người dùng cần đảm bảo hệ thống thông tin đạt từ cấp độ 3 trở lên theo hướng dẫn an toàn thông tin 5 cấp độ của Bộ TT&TT. Với người dùng cá nhân, hạn chế tối đa việc cung cấp thông tin của mình cho các dịch vụ không thiết yếu, chỉ cung cấp trên những địa chỉ đảm bảo.